This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Học cách làm thịt ngâm nước mắm vừa ngon vừa đơn giản



HỌC CÁCH LÀM THỊT NGÂM NƯỚC MẮM VỪA ĐƠN GIẢN VỪA NGON

Miếng thịt trở nên đậm đà và thơm phức với những gia vị hòa quyện, vì vậy mà món thịt ngâm nước mắm rất được mọi người ưu thích. Hãy trổ tài làm món thịt ngâm nước mắm để cả gia đình cùng thưởng thức.


Món thịt ngâm nước mắm hấp dẫn người nhìn 


1. Nguyên liệu:

- 400g thịt ba rọi

- 1 chén nước mắm

- 1 chén đường cát trắng

- 1/2 chén đường phèn

2. Cách thực hiện:

Bước 1:

Thịt ba rọi luộc chín, nếu sử dụng thịt đùi các bạn nhớ quấn chỉ thật chặt để miếng thịt sau luộc được đẹp mắt hơn. Khi luộc chú ý cho thêm 1 muỗng muối và vài lát hành tây vào cho thơm. Thịt chín cho ngay vào tô nước đá lạnh trong vòng 15-20 phút, sau đó vớt ra để thật ráo nước.

Bước 2:


Pha hỗn hợp gồm 1 chén nước mắm; 1 chén đường cát trắng; 1/2 chén đường phèn. Khuấy đều cho đường tan hết, cho hỗn hợp vào nồi đun sôi, để nguội.

Bước 3:

Chuẩn bị hũ thủy tinh sạch, lau thật khô. Cho thịt vào cùng tỏi ớt và hành, trút hỗn hợp mắm đã pha ở trên vào. Đậy hũ lại thật kín. Sau một tuần có thể thưởng thức.

*Mách bạn:

Nếu giữ lâu, sau 4 – 5 ngày bạn trút nước ngâm ra đun lại, để thật nguội và đổ vào hũ thịt. Không cần bào quản trong ngăn mát tủ lạnh, món thịt ngâm nước mắm này cũng có thể giữ dc cả tháng.



Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Cách tỉa hoa đào trang trí ấn tượng cho mâm cổ ngày tết




CÁCH TỈA HOA ĐÀO TRANG TRÍ ẤN TƯỢNG CHO MÂM CỔ NGÀY TẾT

Những cánh hoa được cắt tỉa khéo léo từ các loại hoa quả như một điểm nhấn khéo léo và ấn tượng mang không khí mùa xuân vào ngay trong mâm cổ ngày tết. Chỉ vài bước đơn giản bạn cũng có thể tạo nên những cánh hoa đào đẹp mắt trang trí dĩa thức ăn ngày tết cho chính gia đình bạn!


Cành hoa đào được cắt tỉa từ cà rốt đẹp ấn tượng


1. Nguyên liệu:

- Để làm một cành đào thì nguyên liệu chính bạn cần chuẩn bị là 1 miếng rong biển khô (có thể dùng vỏ dưa chuột để thay thế).

- 1 củ cà rốt (lựa củ thon dài).

- Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị thêm ít kẹo màu và rau mầm để trang trí thêm cho sinh động.

2. Cách thực hiện:

Bước 1: 


Đầu tiên bạn dùng kéo cắt miếng rong biển để tạo hình cành đào theo ý mình. Nếu bạn dùng vỏ dưa chuột thì sau khi lọc riêng vỏ dưa chuột ra thì bạn đặt miếng vỏ lên thớt và dùng dao đầu nhọn tạo hình cành đào.

Bước 2: 


- Cà rốt gọt vỏ, cắt từng đoạn khoảng 6-8 cm cho dễ tỉa. Dùng dao khứa chữ V để tạo hình cánh hoa, một bông tạo 5 cánh, ước lượng các khoảng cách đều nhau.

- Sau khi khứa chữ V bạn gọt phần đầu chữ V cong một xíu để cánh hoa tròn mềm mại hơn. Nếu muốn nhanh hơn bạn có thể tìm mua khuôn cắt hình bông hoa để làm.

Bước 3:

Dùng dao tỉa gọt một đầu miếng cà rốt, gọt từng cánh hoa và gọt như gọt bút chì để tạo một đầu hơi nhọn một chút. Các cánh gọt ra giữ lại để điểm thêm vào cành đào.

Bước 4:

Dùng dao đầu nhọn luồn dưới cánh hoa và gọt xoáy một vòng quanh đầu nhọn của cà rốt và lắc ra là bạn được một bông hoa.Cứ làm như vậy cho đủ lượng hoa bạn cần.

Bước 5: 


Đặt hoa vừa tỉa lên cành đào bằng rong biển bạn vừa tạo, xếp một ít rau mầm dưới gốc. Cắt hai đoạn rong biển cong mỏng để tạo hình dây điện, đặt kẹo màu.

Như vậy bạn đã hoàn thành xong một cành đào xinh xắn cho mâm cổ ngày tết!



Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Cách làm mứt cà chua bi mộng đỏ ngày tết




CÁCH LÀM MỨT CÀ CHUA BI MỌNG ĐỎ NGÀY TẾT

Sắc màu đỏ thắm của mứt cà chua làm cho hương vị tết cổ truyền thêm ấm áp. Hãy cùng vào bếp để làm món mứt đơn giản và ngon bổ dưỡng này bạn nhé!


Mứt cà chua đỏ mọng cho ngày tết thêm may mắn


1. Nguyên liệu:

- 1kg cà chua bi

- 500g đường cát trắng

- 1 quả chanh

- 1 muỗng cà phê muối tinh

- 1 muỗng cà phê vôi (vôi thường dùng để ăn trầu nhé)

- 1 muỗng cà phê phèn

2. Cách thực hiện:

Bước 1:

Cà chua bạn nhớ rửa sạch, vớt ra để ráo nước sau đó bạn dùng cây tăm hoặc nĩa nhỏ xăm lỗ trên vỏ từng quả cà. Sau đó ngâm cà chua vào 2 lít nước đã pha muối, ngâm khoảng 1 đến 2 giờ.

Bước 2:

Bạn cho vào chậu khoảng 2 lít nước, cho vôi vào khuấy thật đều để khoảng vài giờ cho nước vôi thật trong. Vớt cà chua ra khỏi nước muối, ngâm vào nước vôi trong (bạn nhớ gạn bỏ phần cặn vôi đi nhé) khoảng 7 đến 9 giờ hoặc có thể ngâm qua đêm. Sau đó bạn vớt ra rửa thật sạch bằng nước lạnh.

Bước 3:

Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho phèn vào quấy đều. Cho cà chua vào đậy vung lại khoảng mười phút. Vớt cà chua ra và rửa thật sạch bằng nước lạnh.

Bước 4:

Cho đường và 100ml nước vào chảo, cho lên bếp đun và khuấy đều để đường tan hết vào nước. Sau đó tiến hành cho cà chua vào, bạn nhớ đảo thật nhẹ nhàng cho cà chua thấm đều đường. Tiếp tục cho nước cốt chanh vào(chanh bạn nhớ vắt lấy nước, bỏ hạt đi nhé). Đun lửa lớn khoảng 15 – 20 phút. Trong suốt quá trình nấu, liên tục cầm đũa gắp từng quả lật nhẹ cho đường ngấm đều. Tắt bếp, để nguyên cà chua khoảng vài giờ.

Bước 5:

Tiến hành đun lần hai cho nước đường cạn hẳn, khi đường keo lại, cà chua sẽ khô và lúc này bạn đã có được món mứt cà chua dẻo, thơm ngon.

Chúc bạn thành công cùng món mứt cà chua nhé!



Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Beo béo mứt dừa sữa ngày tết



BEO BÉO MỨT DỪA SỮA NGÀY TẾT

Trong những ngày tết cổ truyền thì các món mứt là món ăn không thể nào thiếu, nào là: mứt gừng, mứt khóm, mứt dừa,... trong đó mứt dừa là món ăn được nhiều người yêu thích. Cái vị beo béo của dừa già hòa cùng sữa đường làm nên món mứt dừa đặc trưng không thể thiếu trong những ngày tết.


Mứt dừa béo ngậy đổi vị ngày tết 


1. Nguyên liệu:

– Dừa trái: 2-3 trái (chú ý chọn những quả dừa có phần cơm cứng vừa, không quá già cũng không quá non)

– Đường cát: 1/2 kg

– Sữa tươi không đường 1/4 lít

– Vani thơm: 1 ống

2. Cách thực hiện:

Bước 1:

– Dừa khô sau khi mua về tróc vỏ, sau đó đập nhẹ phần vỏ cứng bên trong, cắt một khoanh nhỏ trên cuống trái dừa để đổ hết nước dừa ra tô. Dùng dao bén gọt sạch phần vỏ lụa bên ngoài, chỉ giữ lại phần cơm dừa màu trắng bên trong.

– Sau khi gọt xong, đem dừa rửa với nước cho thật sạch.

Bước 2:

– Dùng một con dao thật sắc cắt phần cơm dừa thành những sợi dừa dài hoặc cũng có thể dùng dao nạo để cắt.

– Rửa sạch phần sợi dừa với nước ấm để loại bớt tinh dầu có trong cơm dừa, sau đó xả lại nước lạnh cho thật sạch và để ráo nước.

Bước 3:

– Đổ tất cả phần sợi dừa đã ráo nước vào một thau lớn, cho thêm đường và trộn đều. Để dừa ngấm đường hơn thì chị em nên ướp qua đêm hoặc chờ đến khi đường tan và thấm hết vào sợi dừa. Lúc đó sợi dừa đã chuyển sang màu trắng trong.

Bước 4:

– Sợi dừa sau khi đã ngấm đường được cho vào một chảo rộng, đáy dày và thêm sữa tươi vào. Đặt chảo lên bếp và đun nhỏ lửa. Khoảng 15-20 phút thì dùng đũa đảo đều sợi dừa một lần.

– Thông thường với số lượng nguyên liệu trên thì đun nhỏ lửa khoảng 45-60 phút là cạn sữa tươi và dừa khô lại. Khi sữa đã khô thì phần sợi dừa có những hạt li ti bám đều sợi dừa thì cho bột vani vào, xóc đều và tắt bếp. Dừa sẽ chưa có màu trắng như ý muốn ngay lúc này. Phơi mứt thành phẩm sẽ có màu trắng ưng ý.

– Đợi dừa nguội hẳn thì đổ ra nong, dàn đều dừa ra và để nơi khô ráo, thoáng mát khoảng một ngày và có thể bỏ vào lọ dùng dần.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Cách làm mứt me dầm ngon đãi khách ngày tết



CÁCH LÀM ME DẦM NGON ĐÃI KHÁCH NGÀY TẾT

Với 3 bước đơn giản là bạn đã có thể làm món me dầm cực ngon đãi khách trong những ngày tết. Vị chua chua của me sẽ là món tráng miệng làm đổi khẩu vị giúp các món ăn ngày tết thêm ngon.


1. Nguyên liệu:

- 1 kg me trái (loại chuẩn bị chín)

- 400 g đường

- 2 thìa cafe muối bột

2. Cách chế biến:

Bước 1:


Me trái cho vào thau, nấu nước sôi chế vào, đảo đều trong khoảng 5 phút rồi vớt ra, lột sạch vỏ.

Bước 2:


Me lột sạch cho vào ngâm với nước muối pha loãng để không bị thâm. Sau đó rửa lại với nước muối pha loãng để nguội.


Bước 3:


Đun sôi 400 g đường với 1/2 lít nước. Xếp me vào hũ, chế nước đường để nguội vào và đập nắp lại.

Me ngâm khoảng 5 đến 6 ngày là có thể mang ra dùng được.

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Cách làm mứt gừng ngon đãi khách ngày tết



CÁCH LÀM MỨC GỪNG NGON NGÀY TẾT

Hương vị ấm nồng, ngọt cay của những lát gừng như xua tan đi cái lạnh se se của đầu xuân, như làm ấm lòng những người con xa xứ, như vị ngọt cay của giọt mồ hôi mẹ,... Chính vì vậy, mà mức gừng luôn có đầy trong khây ngày tết!


Mức gừng thơm cay ấm lòng hương vị tết 

1. Nguyên liệu:

- 1kg Gừng

- 500g Đường

- 2 quả chanh

2. Cách thực hiện:

Bước 1:



Đem 1kg gừng cạo bỏ hết lớp vỏ ở ngoài, sau đó dùng dao thái thành miếng thật mỏng, gừng thái càng mỏng thì thành phẩm càng ngon và dễ ăn, vừa cắt vừa ngâm những lát gừng đó vào trong nước lạnh. ( Lưu ý: Khi chọn gừng không chọn những củ quá to cũng không quá nhỏ, gừng đừng già quá cũng không non quá).

Bước 2:



Sau khi thái xong thì bạn vớt những lát gừng đó ra cho nào nồi, cho vừa vào vừa ngập lượng gừng trong nồi, đun sôi tầm 7-8p để cho gừng bớt đi vị cay nồng của nó. Sau đó đổ nước gừng đi, tiếp theo lại luộc thêm 1 lần nữa, nhưng lần này bạn cho thêm một ít chanh hoặc giấm để cho gừng trắng hơn

Bước 3:

Luộc xong thì vớt gừng ra để cho tới khi ráo sạch nước.

Bước 4:


Sau khi gừng ráo nước hoàn toàn thì bắt đầu trộn đều gừng với đường theo tỷ lệ 1kg gừng với 500g đường, sau đó cho hỗn hợp này vào trong chảo, đảo điều rồi để khoảng 5 – 6 tiếng cho đường ngấm hết vào gừng hoặc đến khi đường tan hoàn toàn trong gừng là được.

Bước 5:

Cho chảo lên bếp đun lửa vừa, thỉnh thoảng cần đảo gừng để đường ngấm điều lên bề mặt của gừng.

Bước 6:



Khi bắt đàu thấy nước đường cạn gần hết, chỉ còn thấy 1 chất sền sệt và thấy nặng tay khi đảo chảo thì hạ lửa xuống mức nhỏ nhất. Lúc này tiếp tục dùng đũa đảo liên tục vào gừng để cho đến khi đường kết tinh bám trắng quanh điều vào miếng gừng. Khi nào thấy những miếng gừng đã được đường báo quanh điều và tự tách rời nhau là được và tắt lửa hạ chảo xuống.

Bước 7:

Để cho chảo gừng nguội hẳn, trong lúc đó nên đảo điều thêm vài lần để gừng và đường được điều hơn và không dính vào nhau. Khi gừng nguội hẳn thì bạn có thể bỏ vào lọ thủy tinh để bảo quản cho những ngày tết.





Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Cách làm bánh tét lá cẩm cực ngon đón tết



HỌC CÁCH LÀM BÁNH TÉT LÁ CẨM CỰC NGON ĐÓN TẾT VỀ

Món bánh tét lá cẩm không chỉ được biết đến với màu sắc sặc sỡ mà hương vị đặc trưng của trứng muối, vị beo béo của nước dừa và thơm dẻo của nếp cũng làm nhiều người yêu thích. Chính vì vậy mà món đặc sản Cần Thơ này, ngày càng được lòng  nhiều người và trở thành món ăn đón tết không thể thiếu.


Bánh tét lá cẩm sặc sỡ sắc màu


1. Ngyên liệu:

- 1 kg nếp

- 300g dừa nạo

- 300g đậu xanh

- 300g thịt ba rọi

- 4 trứng muối

- Lá cẩm

- Lá chuối, dây chuối

2. Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị nếp

- Nếp, đậu xanh vô sạch

- Dừa nạo vắt lấy nước cốt để riêng. Sau đó cho thêm nước vắt lấy nước dão đủ để ngâm ngập nếp. Ngâm nếp ít nhất 3 giờ, vớt ráo, cho 1,5 muỗng cà phê muối vào nếp trộn đều.

-Lá cẩm cho vào nồi thêm nước để nấu lấy màu.

- Cho nếp vào chảo, thêm nước lá cẩm, nước cốt dừa vừa đủ ngập nếp. Tùy vào sở thích của mỗi người mà cho lượng nước dừa và nước lá cẩm phù hợp, sao cho nước vừa đủ ngập nếp. Xào trên lửa vừa, nước sẽ rút vào nếp, nếp sẽ dẻo và thơm hơn.

-Chia nếp thành 6 phần.

Bước 2: Chuẩn bị đậu xanh

- Đậu xanh để ráo cho vào nồi cơm điện, cho nước vào xâm xấp, cho một muỗng cà phê muối. Nấu chín đậu. Khi đậu vừa chín, giã nát đậu hoặc cho vào cối xay nhuyễn.

-Cho một muỗng canh dầu vào chảo, cho đậu vào xào đến khí không dính tay và vo đậu dính được với nhau là vừa.

- Chia đậu thành 6 phần.

Bước 3: Chuẩn bị thịt

- Thị cắt sợi dài, dày khoảng 1cm. Ướp thịt với 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê tiêu. Ướp trong khoảng thời gian 1/2 giờ để cho thịt thấm gia vị.

Bước 4: Chuẩn bị nhân

- Lấy lòng đỏ trứng muối rửa với ít rượu trắng để giảm bớt mùi tanh. Trải miếng nilon, cho lòng đỏ trứng muối vào, se thành thanh dài nhỏ.

- Trải miếng màng bọc thực phẩm, lấy một phần đậu trải mỏng, cho thịt và trứng muối vào, cuộn đậu quanh thịt và trứng muối, vặn hai đầu màng bọc thực phẩm cho nhân được chắc. Làm lần lượt cho đến hết 6 phần nhân.

Bước 5: Chuẩn bị lá

- Lá chuối rửa sạch, phơi nắng chó héo hoặc trụng nước sôi cho hơi mềm rồi lau sạch. Cắt lắ chuối thành miếng to khoảng 30x40cm. Mỗi bánh cần 3 lá. Chuẩn bị thêm các miếng lá chuối nhỏ 6x20cm. Mỗi bánh cần 6 miếng.

Bước 6: Gói bánh

- Xếp lá dọc chồng lên nhau, cho phần xanh của lá xuống dưới. Đặt lá theo chiều ngang, quay phần xanh lên trên. Cho một phần nếp lên lá, trải mỏng, cho một phần nhân vào giữa, cuộn lại.

- Gấp mép lá, cột ngang ở giữa. Gập một đầu bánh lại, dựng bánh đứng lên, dùng muỗng chỉnh cho nếp phủ kín nhân ở phần đầu.

- Cắt bớt lá thừa, gập đầu bánh lại (theo kiểu gói quà). Lấy một miếng lá nhỏ gấp hình vuông (hoặc chữ nhật) sao cho vừa phần đầu bánh, đặt lên. Đặt thêm 2 miếng lá nhỏ hình chữ thập che kín đầu bánh. (Việc này hạn chế bớt nước ngấm vào bên trong bánh). Cột cố định đầu bánh.

- Quay ngược đầu bánh lại, làm tương tự cho đầu bánh còn lại. Chú ý sao cho các cạnh bánh thẳng với nhau. Dùng một sợi dây cột chặt chữ thập dọc đòn bánh. Lúc này lá tương đối đã được cố định, tháo bỏ 3 sợi dây ngang (1 sợi ở giữa bánh và 2 sợi cố định lá 2 đầu bánh).

- Ước chừng cột khoảng 6 vòng dây ngang. Bắt đầu ở 1 đầu bánh, mỗi đường ngang quấn 2 vòng và xoắn dây thật chặt, sao đó cập dây dọc đòn bánh. Dùng ngón cái một tay giữ lại. Lấy một sợi dây khác quấn tiếp đường ngang thứ 2, cũng xoắn chặt và cập dọc theo đòn bánh. Lần lượt làm hết khoảng 6 vòng. Đến sợi cuối cùng nhập các phần dây dư lại, thắt bím cho các dây dư cho gọn hoặc lấy một dây dư quấn gọn các dây còn lại.

Bước 7: Nấu bánh 

- Đun sôi ấm  nước. Lót lá chuối vào nồi, xếp bánh vào. Châm nước sôi ngập bánh. Đậy nắp nấu chín. Nếu nấu bằng nồi thường thì nồi bánh phải luôn giữ sôi trong 4-5 giờ thì bánh mới chín. Nếu nước cạn bớt phải châm tiếp nước nóng vào.

- Nếu nấu bằng nồi áp suất thì khi nước sôi (nghe tiếng reo), hạ lửa nấu thêm 45 phút, tắt bếp, đợi nước trong nồi hết reo thì mở nắp, vớt bánh ra. Bánh vớt ra rửa qua nước lạnh, treo lên cho ráo.

Video hướng dẫn cách làm Bánh tét lá cẩm tại đây!

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Đậm đà hương vị tết với món dưa món



ĐẬM ĐÀ HƯƠNG VỊ TẾT VỚI DƯA MÓN GIÒN TAN

Dưa món là món ăn mang đậm hương vị tết cổ truyền, vì vậy mà trong căn bếp người Việt đều có món này. Một chút cay của ớt, một chút ngọt của đường hòa quyện với hương vị hăng nồng của củ kiệu làm nên món dưa món giòn ngon và dễ ăn trong những ngày tết.


Dưa món ngon, mang đậm hương vị tết Việt 


1. Nguyên liệu:

- 200g củ kiệu, 100g ớt , 2 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 1 củ su hào, 30ml nước mắm, 250g đường

2. Cách thực hiện:

Bước 1:

- Củ kiệu cắt rễ, bóc sạch vỏ. Rửa sạch bằng nước muối sau đó đem phơi ngoài nắng khoảng 1 đến 2h.

- Cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ thái lát mỏng, rửa sạch sau đó cho muối vào trộn đều để 30 phút, rửa sạch lại đem phơi khô.

Bước 2:

Cho nước mắm vào nồi, sau đó cho đường vào sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan, hỗn hợp sôi khoảng 2 đến 3 phút nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn.

Bước 3:

Xếp củ kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào vào hủ, rót hỗn hợp nước mắm đường vào ngập nguyên liệu. Ngâm khoảng một ngày là dùng được. Nếu muốn để lâu thì bỏ vào trong tủ lạnh. Thường ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất ngon.



Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Cách làm khô bò đơn giản cho ngày tết thêm đậm đà



CÁCH LÀM KHÔ BÒ ĐƠN GIẢN CHO NGÀY TẾT THÊM ĐẬM ĐÀ

Khô bò là món ăn đậm đà cho những thân và bạn bè xum vầy ngày tết để cùng nhâm nhi ly rượu và kể một câu chuyện dài của một năm đã qua. Tự làm những miếng khô bò thơm ngon vừa đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn vừa làm tăng thêm ý nghĩa ngày tết.


Dĩa khô bò cho bạn và người thân thêm xum vầy ngày tết 

1. Nguyên liệu:

- 500g thịt bò (chọn bò bắp hoặc thăn bò)

- 1.5 muỗng dầu hào

- 2 muỗng đường

- 1 muỗng cà phê muối

- 1 muỗng màu điều

- 1 muỗng ớt bột

- 1 muỗng đầy sả băm

- ½ muỗng tỏi băm

- 1 miếng gừng nhỏ đập dập

- 1 muỗng cà phê ngũ vị hương.

2. Cách thực hiện:

Bước 1: 


- Thịt bò rửa sạch, để ráo, thái thành miếng có độ dày 0.5 cm.

- Ướp thịt với 1.5 muỗng dầu hào, 2 muỗng đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng màu điều, 1 muỗng ớt bột, 1 muỗng đầy sả băm, ½ muỗng tỏi băm, gừng, và 1 muỗng cà phê ngũ vị hương. Xát đều gia vị lên miếng thịt sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc kín cho vào ngăn mát tủ lạnh, ướp thịt qua đêm.


Bước 2: 

- Thịt sau khi ướp 10-12 tiếng, các bạn trút vào nồi, đậy kín vung và đun với lửa nhỏ sao cho nước gần cạn. Dùng chày dần từng miếng thịt cho mỏng ra một chút sau đó cho lại vào nồi, lúc này các bạn có thể nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng.


Bước 3:

- Chuẩn bị lò nướng, cho thịt vào khay, (chú ý trải một lớp giấy bạc lên khay trước khi nướng để dọn dẹp được dễ hơn). Nướng thịt ở 110 độ trong vòng 30-40 phút, cứ khoảng 15 phút các bạn lật miếng thịt một lần cho thịt được khô đều.



- Thịt sau khi sấy khô các bạn để nguội và bảo quản bằng hũ thủy tinh, khi ăn dọn ra dĩa, vắt chút chanh và chấm kèm tương ớt.

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Gỏi bao tử cá basa giòn ngon



GỎI BAO TỬ CÁ BASA GIÒN NGON

Chút chua, chút cay giòn tan trong miệng làm nên món gỏi bao tử cá basa hấp dẫn mà bạn có thể làm tại nhà để cả gia đình được đổi vị trong những ngày đầu năm mới.

1. Nguyên liệu

- 300g Bao tử cá basa

-250g Ngó sen ngâm chua

- 1/2 Củ cà rốt

- Cần tàu, 1 quả ớt sừng, 2 trái ớt hiểm, 1 củ gừng, húng lủi, đậu phộng, tỏi băm, hành tím phi, đường, mắm...


Gỏi cá basa giòn ngon, hấp dẫn người ăn - Ảnh 1


2. Cách thực hiện:

Bước 1:

- Bao tử cá basa rửa sạch với giấm và muối, để ráo. Ngó sen vắt bỏ nước, ướp với một ít đường để 15 phút, thấm ráo nước

- Cà rốt cắt sợi. Gừng cắt sợi nhuyễn, một ít đập dập. Ớt sừng cắt sợi. Ớt hiểm băm nhuyễn. Cần tàu cắt khúc 4cm. Đậu phộng đập dập. Húng lủi cắt nhỏ.

Bước 2:

- Bao tử cá basa luộc trong nước có 1/2 muỗng hạt nêm , một ít rượu và gừng đập dập, đến khi vừa chín tới, vớt ra để ráo ngâm vào nước đá có ít chanh. Để ráo, ướp với 1m nước mắm và 1/3m tiêu.

Bước 3:

- Pha nước trộn gỏi: Hòa tan hỗn hợp gồm 3 muỗng giấm gạo lên men, 3 muỗng đường, 2 muỗng nước mắm, ớt hiểm băm và tỏi băm.

- Cho một ít nước trộn gỏi vào bao tử cá basa, trộn đều để thấm khoảng 5 phút. Cho ngó sen, cà rốt, cần tàu, ớt sừng, gừng và phần nước trộn gỏi còn lại vào, trộn đều.

- Cho gỏi bao tử cá basa ra dĩa, rắc đậu phộng, hành phi và húng lũi lên trên. Ăn kèm với bánh phồng tôm.

* Mách nhỏ:

- Rửa sạch bao tử cá basa bằng giấm và muối để khử mùi tanh của bao tử cá.

- Ướp bao tử với nước trộn gỏi trước để bao tử thấm đều gia vị.