Mì tôm là giải pháp được nhiều người chọn lựa, nhất là khi quỹ thời gian ngày càng hạn hẹp. Nhưng ăn mì tôm như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Sau đây, là những lưu ý cần biết khi ăn mì tôm, hãy tham khảo nhé!
Những lưu ý cần biết khi ăn mì tôm |
Nếu ăn mỳ tôm trong thời gian dài, cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Ăn nhiều mỳ tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Ngoài ra, thường xuyên dùng mỳ ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mỳ ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Bước 1: Đun sôi nước cùng mỳ tôm. Chần qua mỳ tôm, để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mỳ. Khi các sợi mỳ rời nhau và chín đều thì bạn hãy đổ bỏ nước sôi và trút mỳ ra bát.
Bước 2: Đun một nồi nước sôi khác, đổ mỳ vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nhanh tay tắt bếp để mỳ không bị nát. Sau đó, bạn cho gói gia vị mỳ vào. Còn nếu muốn ăn mỳ khô, bạn có thể bỏ nước mỳ đi và trộn mỳ với các gói gia vị như bình thường.
Bước 3: Nếu muốn ăn thêm trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh… thì bạn hãy chế biến chúng riêng rồi thêm vào mỳ. Tốt nhất mỗi vắt mỳ nên thêm khoảng 150 g rau xanh như cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà mỳ ăn liền gây ra.
Món mì chế hay mì trộn được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn, nhưng nếu quá lạm dụng thì nó có thể làm sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng. Hãy lưu ý những điểm trên để sở thích ăn mì tôm của bạn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét